Hoạt động tham quan thực tế Khu kinh tế Vũng Áng của khoa Kinh tế - trường Kinh tế - trường Đại học Vinh
Ngày 19/04/2024, gần 80 sinh viên khóa 63 thuộc 2 lớp chuyên ngành Kinh tế đầu tư được đi tham quan thực tế tại các khu kinh tế, cảng biển để tìm hiểu môi trường đầu tư và hoạt động của các dự án đầu tư lớn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình dạy học học phần Kinh tế đầu tư - học phần giảng dạy theo đồ án.
Điểm đến đầu tiên của đoàn tham quan là Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng Hà Tĩnh, điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài. Được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 3/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha; Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm 9 xã, phường nằm ở phía Nam của TX Kỳ Anh, với vị trí địa lý nhiều thuận lợi: cách TP Hà Tĩnh gần 70 km về phía Nam, cách sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) 50 km về phía Bắc, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận tiện cho sự giao thương… Phát huy tiềm năng sẵn có, KKT Vũng Áng đã có những bước phát triển mạnh mẽ với 149 dự án, bao gồm 54 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 16 tỷ USD và 95 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 55.662,020 tỷ đồng. Nổi bật nhất là dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan).
Trong những năm gần đây, số lượng dự án thu hút đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng giảm, tuy nhiên, chất lượng các dự án đã có sự thay đổi rõ rệt. Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Hà Tĩnh đã xác định rõ trung tâm động lực tăng trưởng chính là Khu kinh tế Vũng Áng, với mục tiêu hướng đến: Khu kinh tế Vũng Áng sẽ là trung tâm công nghiệp luyện thép, công nghiệp phụ trợ, chế tạo sau thép, nhiệt điện và cảng biển nước sâu của khu vực miền Trung và cả nước, là 1 trong 3 đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.
Đến với điểm dừng chân thứ hai, sinh viên được tham quan tại Cảng Vũng Áng - là một cảng lớn thuộc khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh, là 1 trong 2 cảng sâu nhất Việt Nam và cũng là khu bến tổng hợp cho tàu trọng tải 3-5 vạn DWT. Theo quy hoạch giai đoạn hoàn thiện với 17 bến, trong đó: 11 bến cảng tổng hợp, container và 6 bến chuyên dùng. Hiện nay cảng đã hoàn thành đầu tự xây dựng và đi vào khai thác 06 bến, trong đó 02 bến thương mại, năng lực xếp dỡ 1,32 triệu tấn/năm, 02 bến chuyên dùng sản phẩm dâu của Tổng kho xăng dầu, 02 bến chuyên dùng nhập than của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1; 04 bến cảng tổng hợp đang được đầu tư xây dựng (các bến số 3, 4, 5, 6). Chuẩn bị đầu tư bến chuyên dùng của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. Tại đây, đoàn được các cán bộ phân tích về các bến cảng đang hoạt động và giới thiệu chung về 2 nhà máy Nhiệt Điện Vũng Áng 1 và 2.
Cuối cùng là chuyến đi đến Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), tại nơi đây đoàn được tham quan và khám phá hệ sinh thái đặc sắc cùng với hệ thống xử lý nước thải ngay trong nhà máy đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, Formosa Hà Tĩnh đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác đảm bảo môi trường, xây dựng cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nhà máy. Với tổng kinh phí đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy là khoảng 1,4 tỷ USD. Các hệ thống xả thải nước, không khí đều có thiết bị cảm biến, quan trắc tự động, các số liệu được gửi trực tiếp cập nhật theo thời gian thực về trung tâm quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh; nhiều khu vực được thử nghiệm nuôi các loại động, thực vật thủy sinh, kiểm nghiệm sự an toàn của nước thải từ nhà máy.
Công ty FHS đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái, chú trọng phủ xanh các diện tích đất trong nhà máy, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển bền vững.
Đoàn bao gồm giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh, Ban quản lý Cảng Vũng Áng và Ban quản lý Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã tạo điều kiện, giúp đỡ sinh viên trong quá trình tham quan tìm hiểu. Qua những kiến thức được nghe, được giải đáp trao đổi sinh viên đã có thêm định hướng cho con đường sự nghiệp tương lai và qua đó càng ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để có thể vững bước trên con đường sau này.
- Seminar khoa học: “Xây dựng đề cương và bài giảng chi tiết học phần Kinh tế số dành cho hệ đào tạo đại học chính quy ngành Kinh tế, Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh”Tin tức09/01/2024
- Khoa Kinh tế trường Đại học Vinh tổ chức Tập huấn “Phân tích dữ liệu sử dụng Power BI”Tin tức20/12/2023
- Seminar khoa học: “Đề cương và phương pháp giảng dạy học phần thực hành doanh nghiệp mô phỏng cho sinh viên đại học chính quy”Tin tức21/10/2023
- Khoa Kinh tế - Trường Kinh tế tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo ngành Kinh tế số”Tin tức26/09/2023
- Chương trình nghiên cứu thực tế của Khoa Kinh tế - Trường Kinh tế - Trường Đại học VinhTin tức30/08/2023
- Nghiên cứu thực tế gắn với việc giảng dạy và học tập học phần theo hình thức đồ án tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĩnhTin tức25/08/2023
- Chương trình tham quan thực tế của Khoa Kinh tếTin tức09/08/2023
- Seminar khoa học: Giáo trình Lãnh đạoTin tức02/08/2023
- CHUNG KẾT CUỘC THI BẢN LĨNH NHÀ QUẢN TRỊSinh viên06/12/2024
- Khoa Quản trị Kinh doanh vinh dự nhận Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanhTin tức05/10/2024
- Chương trình chào mừng tân sinh viên khoá 65 ngành Quản trị Kinh DoanhSinh viên05/10/2024
- Hoạt động chào đón tân sinh viên K65 – Khoa Kế toánTin tức30/09/2024
- Chuyến tham quan thực tế của lớp cao học K31 chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành Phố Vinh, huyện Diễn Châu, huyện Anh SơnSinh viên17/09/2024
- Hân hoan chào đón tân sinh viên K65 nhập họcSinh viên14/09/2024
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐƯỢC TRAO QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCChương trình đào tạo22/08/2024
- THÔNG BÁO CHO TÂN SINH VIÊN K65Sinh viên22/08/2024