Không khí ôn thi cuối kỳ của sinh viên ngành Kế toán
Cứ đến hẹn lại tới, tháng 12 hàng năm, không khí khẩn trương của mùa thi lại trở về với những sinh viên ngành Kế toán – Trường Đại học Vinh. Đây là giai đoạn “về đích” sau một học kỳ phấn đấu và học tập, đồng thời, cũng là sự khẳng định năng lực, trình độ của các bạn sinh viên. Xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu ngay từ đầu kỳ, bởi vậy, sinh viên ngành Kế toán đang tích cực tận dụng thời gian tích lũy kiến thức, sẵn sàng khí thế bước vào kỳ thi.
Với phương châm “học tranh thủ mọi lúc, mọi nơi” sinh viên ngành Kế toán tổ chức các nhóm tự học. Có nhóm chọn thư viện, có nhóm chọn phòng tự học, cũng có nhóm chọn ghế đá của trường, nơi có không khí thoáng mát làm nơi trao đổi kiến thức phục vụ mùa thi. Ôn ngày không đủ, có nhóm còn bất chấp thời tiết tháng 12 mưa lạnh để học nhóm cùng nhau tại các phòng trọ vào ban đêm.
Thi cuối kỳ là khoảng thời gian nhiều áp lực nhất trong một kỳ học. Việc chuẩn bị chiến lược và sức khỏe tốt cho khoảng thời gian ôn thi là cực kì quan trọng để các bạn sinh viên có thể đạt kết quả tốt nhất. Sau đây là chia sẻ của một số bạn sinh viên về phương pháp ôn thi cuối kỳ để đạt hiệu quả cao.
“Tắt hết nhạc, facebook, trò chơi điện tử, máy vi tính, ti vi, vì để ôn bài có hiệu quả, quan trọng nhất là sự tập trung”. Các thứ giải trí trên sẽ phân tán suy nghĩ của bạn. Thời gian không còn nhiều. Hãy cẩn thận với chiếc điện thoại, headphone, ipad, máy mp3, ti-vi, máy vi tính. Chúng sẽ lấy đi của bạn khá nhiều thời gian cũng như cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn. Hãy dùng chúng trong giờ giải lao với một thời lượng có hạn, các bạn nhé. Bạn Thanh Tĩnh – Lớp 61B1 Kế toán chia sẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng chia sẻ thêm “thay vì thức quá khuya, thì các bạn hãy dậy sớm để ôn bài”. Nhiều bạn cố thức khuya học bài quá 11, 12 giờ khuya, thậm chí "overnight", thức trắng đêm luôn với ly cà phê chống buồn ngủ. Điều đó sẽ hại cho sức khỏe của bạn nghiêm trọng. Có bạn thức đêm để rồi ngày mai rồi ngủ bù. Thức đêm như thế thì thức làm gì cho vô ích? Cơ thể cần giấc ngủ đủ 7, 8 tiếng vào ban đêm để nghỉ ngơi, phục hồi sinh lực. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể. Đừng ép cơ thể bạn trái với nhịp sinh học. Đừng nên thức quá 10 giờ khuya. Và hãy dậy khoảng 5 giờ rưỡi sáng, tập thể dục khởi động cơ thể 10 phút, sau đó đã ngồi vào bàn học. Buổi trưa, nếu có thể, bạn nên ngủ 30 phút đến 1 giờ, nếu bạn học buổi chiều, xa trường thì "chợp mắt" khoảng 15 – 20 phút cũng rất quý.
“Không ngồi học liên tục quá lâu mà nên có giải lao giữa giờ” là chia sẻ của bạn Phạm Thị Vân Anh – Lớp 60B6 Kế toán. Đừng ngồi học quá lâu, đừng ráng "cày" từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối một mạch. Học khoảng 1 giờ, bạn nên đứng dậy, đi dạo, làm một vài động tác vặn mình thể dục, hoặc bạn làm vài việc vặt trong nhà khoảng 5 - 10 phút rồi hãy học tiếp. Bạn nên vận động như vậy để máu huyết lưu thông, tránh nhức đầu, đau lưng, mỏi mắt. Và cũng không nên học ngay sau bữa ăn, cũng như không nên ăn quá no vào buổi tối. Ăn xong học ngay có nguy cơ đau dạ dày, vì máu dồn lên não, dạ dày thiếu máu để tiêu hóa thức ăn, nó co bóp mạnh hơn, dẫn đến viêm dạ dày. Nên học sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Trong thời gian đó bạn có thể nghe nhạc, xem phim, lên "face" "chém gió" giải trí. Ăn quá no vào buổi tối khiến bạn mệt mỏi, ngồi vào bàn học một chút thì ngủ gật.
Bạn Đinh Dương Quỳnh Anh – Lớp 60B5 Kế toán đưa ra ý kiến “các bạn nên trao đổi với bạn bè”. Đừng ôn thi một mình. Hãy tìm 1 - 2 người bạn thân, sức học ngang mình hoặc khá hơn một chút để cùng học, sau đó trao đổi, "dò bài" nhau, cùng nhau tìm lời giải, thống nhất đáp số, kết quả. Phương pháp này rất hay, giúp bạn nhanh tiến bộ, "học thầy không tày học bạn" mà. Mặt khác nó giúp bạn cảm thấy không "cô đơn" trên đường chinh phục tri thức, bởi luôn có bạn "đồng hành" bên cạnh. Và các bạn phải “tự chủ với những cuộc vui”. Cuộc sống là một chuỗi mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, các câu lạc bộ, đoàn thể (đội, hội, nhóm) … , tất cả đều đáng trân trọng. Nhưng trong thời điểm này, bạn cần phải ưu tiên việc học hơn bao giờ hết. Nếu không phải là trường hợp đặc biệt, bạn hãy dứt khoát và khéo léo từ chối những cuộc gặp gỡ vui chơi chiếm nhiều thời gian như tiệc tùng sinh nhật, liên hoan gặp mặt bạn bè cũ, đi xem phim, mua sắm, dã ngoại, du lịch … Hãy hẹn họ một dịp khác, còn nhiều dịp mà. Hãy dành thời gian và sức khỏe cho chặng cuối "cuộc đua" này bạn nhé.
Bạn Nguyễn Thị Yến Nhi – Lớp 60B4 Kế toán trao đổi “Học bài nào, bạn phải"xào" bài ấy, đừng hẹn với việc học”. Hãy thực hiện nguyên tắc "Bài hôm nay chớ để ngày mai". Hôm nay học môn gì, về nhà ôn, làm bài tập luôn, đừng hẹn khi tới môn đó trong thời khóa biểu rồi mới soạn sách vở ra. Kiến thức này liên quan đến kiến thức kia, vì vậy chúng ta không nên để một "mắt xích" nào đó kẹt lại. Đừng hẹn học, hẹn là "kẻ thù" của thành công đó các bạn. Các bạn phải “Viết ra giấy” những kiến thức đã học chứ đừng "lẩm bẩm" học thuộc lòng như tụng kinh. Viết ra giấy kết hợp với ghi nhớ chủ động sẽ giúp bạn dễ dàng khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Quan trọng nhất đối với sinh viên ngành Kế toán đó là thực hành, thực hành và thực hành. Các bạn hãy tự vận dụng, củng cố kiến thức qua việc làm bài tập, làm các bài thực hành. Đừng học công thức suông, hãy kết hợp các bài tập có áp dụng công thức đó, làm đi làm lại nhiều lần, khi nào hoàn chỉnh mới thôi. Bạn cũng chia sẻ them, các bạn không nên để những "khoảng trắng" về kiến thức. Kiến thức quá phong phú, đa dạng. Ai cũng có những "lỗ hổng" kiến thức nhất định, không nhiều thì ít. Các bạn hãy bám sát chuẩn kiến thức mà thầy cô giáo ôn tập để lấp đầy hoặc một phần "lỗ hổng" kiến thức đó. Nên nhớ rằng "muộn còn hơn không". Vài "lỗ hổng" nhỏ về kiến thức thì không quá nghiêm trọng, nhưng bạn không được để những "khoảng trắng" về kiến thức, tức là hoàn toàn không hiểu, không biết gì về một mảng nào đó. Bài thi có những câu không quá khó nhưng bạn không làm được chút nào, 0.25 điểm cũng không có, là do những "khoảng trắng" kiến thức của bạn. Hãy mạnh dạn nhờ thầy cô hoặc bạn bè giúp đỡ, tuyệt đối không giấu dốt, không sợ "quê". Không ai cười chê người có tinh thần học hỏi.
Hi vọng các bạn sinh viên ngành Kế toán thật tự tin và chủ động vượt qua kỳ thi sắp tới với kết quả cao nhất!!!
- Hoạt động chào đón tân sinh viên K65 – Khoa Kế toánTin tức30/09/2024
- Thành công của Khoa Kế toán trong Hội thi Giảng viên dạy giỏi Đại học VinhTin tức20/05/2024
- Khoa Kế toán – Trường Kinh tế tổ chức Ngày hội Kế toán 2023Tin tức04/12/2023
- Lễ kết nạp Đảng viên mới chi bộ Khoa Kế toánTin tức07/11/2023
- Giảng viên Khoa kế toán tham dự buổi đào tạo trực tuyến “Hỗ trợ đào tạo Phần mềm AMIS kế toán Edu”Tin tức18/10/2023
- Đại hội lớp - Chi đoàn - Chi hội năm học 2023-2024 Khoa Kế toánTin tức30/09/2023
- CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN K64 – KHOA KẾ TOÁNTin tức29/09/2023
- Khoa Kế toán - Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thăm lớp đầu nămTin tức23/09/2023
- CHUNG KẾT CUỘC THI BẢN LĨNH NHÀ QUẢN TRỊSinh viên06/12/2024
- Khoa Quản trị Kinh doanh vinh dự nhận Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanhTin tức05/10/2024
- Chương trình chào mừng tân sinh viên khoá 65 ngành Quản trị Kinh DoanhSinh viên05/10/2024
- Hoạt động chào đón tân sinh viên K65 – Khoa Kế toánTin tức30/09/2024
- Chuyến tham quan thực tế của lớp cao học K31 chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành Phố Vinh, huyện Diễn Châu, huyện Anh SơnSinh viên17/09/2024
- Hân hoan chào đón tân sinh viên K65 nhập họcSinh viên14/09/2024
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐƯỢC TRAO QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCChương trình đào tạo22/08/2024
- THÔNG BÁO CHO TÂN SINH VIÊN K65Sinh viên22/08/2024